Cao su chân máy là một bộ phận quan trọng trong hệ thống gầm xe ô tô. Chúng có nhiệm vụ làm giảm rung lắc của động cơ và bảo vệ các bộ phận khác trên xe ô tô.
Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng, do các yếu tố bên ngoài tác động có thể làm hư hỏng cao su chân máy và cần phải được bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời để tránh ảnh hưởng đến quá trình vận hành của xe cũng như người điều khiển ô tô.
I. Cao su chân máy là gì?
Cao su chân máy ( engine mounts) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống treo của xe ô tô. Nhiệm vụ chính của chân máy là giữ cho động cơ được cố định giảm sự rung động và truyền lực từ động cơ xuống khung gầm và hệ thống treo của xe ô tô.
Đồng thời, chúng còn giúp giảm tiếng ồn và rung lắc của động cơ, giúp cho xe di chuyển mượt mà, ổn định hơn. Cao su chân máy được đặt giữa động cơ và khung xe ô tô. Bộ phận này chịu lực và giảm rung lắc từ động cơ khi xe chạy. Điều này giúp tránh được việc rung lắc không mong muốn khi di chuyển và bảo vệ được các bộ phận khác của ô tô khỏi sự mài mòn do các chấn động liên tục.
Tùy thuộc vào thiết kế và hình dáng của ô tô, nên sẽ có nhiều cụm cao su chân máy khác nhau và được đặt ở các vị trí khác nhau để cung cấp sự ổn định tốt nhất và giảm chấn động hiệu quả.
II. Những hư hỏng cao su chân máy ô tô
1. Động cơ rung lắc khi di chuyển
Khi xe ô tô di chuyển xuất hiện rung lắc mạnh trong khoang động cơ là dấu hiệu cho cao su chân máy bị hư hỏng. Cao su chân máy làm giảm sự rung lắc của động cơ nên khi bị hư hỏng, công dụng của cao su chân máy sẽ bị giảm sút.
Khi cao su chân máy không còn hoạt động tốt, sự rung lắc của động cơ cũng tăng dần theo. Đây là vấn đề nghiệm trọng, có thể ảnh hưởng đến hiệu suất cũng như sự an toàn của xe.
Nếu như xe ô tô có những tình trạng trên, thì đây là lúc cần kiểm tra lại cao su chân máy. Việc thay thế chân máy hỏng sớm có thể tránh gây ra những hư hỏng của các bộ phận có liên quan khác.
2. Xuất hiện tiếng ồn từ khoang động cơ
Những tiếng ồn phát ra từ khoang động cơ rất có thể nguyên nhân là do cao su chân máy ô tô bị hư hỏng.
Khi di chuyển mà thấy tiếng ồn tăng lên từ động cơ, đặt biệt là khi tăng tốc thì đây là dấu hiệu nhận biết của hư hỏng cao su chân máy.
Tiếng ồn này là do động cơ di chuyển nhiều hơn bình thường và tiếp xúc với các bộ phận khác, do đó có thể gây ra âm thanh va chạm trở nên khá dễ nhận thấy.
3. Động cơ bị xê dịch trong khoang máy
Khi cao su chân máy bị hư hỏng sẽ không thể cố định chắc chắn được động cơ ô tô nữa, và động cơ sẽ bị xê dịch trong khoang máy làm cho xe di chuyển không ổn định, gây khó chịu và mất an toàn cho người điều khiển xe ô tô.
III. Nguyên nhân gây hư hỏng cao su chân máy
1. Lắp đặt chân máy không chính xác
Việc lắp đặt cao su chân máy không đúng có thể làm hư hỏng chân máy. Vậy nên bạn cần đến những gara sửa chữa ô tô uy tín để kiểm tra và thay thế để đảm bảo chất lượng cũng như an toàn cho chiếc xe ô tô.
>>> Mua cao su chân máy chất lượng, giá tốt: tại đây.
2. Chịu tải trọng lớn
Khi ô tô chịu tải trọng lớn vượt quá mức thiết kế, cao su chân máy chịu áp lực lớn, dẫn đến hư hỏng nhanh hơn.
3. Cao su chân máy hư hỏng do sử dụng lâu ngày
Nguyên nhân phổ biến khiến hư hỏng cao su chân máy là do thời gian sử dụng lâu, quá trình di chuyển khắc nhiệt cũng là yếu tố khiến cao su chân máy ô tô nhanh hư hỏng.
Cao su trong chân máy là vật liệu dễ bị mòn thèo thời gian, không còn tính đàn hồi, làm giảm chức năng của chúng với động cơ ô tô.
VI. Khi nào thì cần thay cao su chân máy ô tô
Khi chân máy bạn gặp những vấn đề ở trên thì nên cần thay thế luôn hoặc cứ sau mỗi 30.000 – 40.000km thì bạn nên kiểm tra và thay thế.
Khi kiểm tra cao su chân máy ô tô thấy có vết nứt, rách trên cao su chân máy thì đây là dấu hiệu của hư hỏng cao su chân máy.
Để tránh hư hại cao su chân máy, việc thực hiện bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra sẽ giúp nhận diện sớm vấn đề và thực hiện các biện pháp sửa chữa hoặc thay cao su chân máy ô tô kịp thời.